Xe buýt nhanh Hà NộiHanoi BRT là một trong các công trình giao thông công cộng của thành phố Hà Nội nhằm cung cấp phương tiện di chuyển hiện đại và giải quyết 1 phần của vấn đề ùn tắc giao thông tại thủ đô. Theo quy hoạch giao thông vận tải Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, thành phố Hà Nội sẽ triển khai 8 tuyến xe buýt nhanh và 3 tuyến quá độ. Vào ngày 31/12/2016, thành phố Hà Nội đã chính thức vận hành tuyến xe buýt nhanh đầu tiên, tuyến BRT 01 từ bến xe Kim Mã đến bến xe Yên Nghĩa dài 14.7km và đi qua tổng cộng 23 điểm chờ.

Lộ trình xe buýt nhanh Hà Nội

Điểm khác biệt của xe buýt nhanh BRT so với các xe buýt thường có thể kể đến:

1. Nhà chờ hiện đại rộng rãi tại tất cả các điểm lên xuống xe buýt.

2. Hệ thống vé điện tử tiên tiến sử dụng công nghệ QR code và RFID.

3. Làn xe buýt dành riêng cho xe đảm bảo tốc độ và tránh tắc nghẽn.

Hầu hết các quốc gia phát triển trên thế giới có mạng lưới giao thông công cộng phát triển rất mạnh và hệ thống quảng cáo trên các phương tiện này cũng phát triển rất nhanh và đem lại hiệu quả truyền thông lớn cho các hãng. Sau đi vào hoạt động 1 năm, tuyến xe buýt BRT 01 đã phục vụ 5 triệu lượt khách trong năm 2017 và lưu lượng khách trung bình hàng ngày đạt 17,000. Khi toàn bộ 8 tuyến đi vào hoạt động có thể phục vụ 50 triệu lượt khách 1 năm trên toàn bộ khu vực nội ngoại thành Hà Nội.

Trước đây, các tuyến xe buýt thường chủ yếu dành cho đối tượng học sinh sinh viên và người già hưu trí. Tuy nhiên khi tuyến xe buýt nhanh BRT đi vào hoạt động đã cho thấy sự gia tăng của đối tượng khách hàng là nhân viên văn phòng đi làm tại các khu vực trên tuyến này. Theo khảo sát thực tế và thông tin từ nhân viên điều hành hệ thống xe buýt nhanh BRT, có 3 thời gian cao điểm lúc 06:30-07:30 sáng, 11:30-13:30 trưa và 17:30-18:30 chiều tối hàng ngày là lúc lưu lượng người sử dụng cao nhất. Số lượng người trên xe và tại các điểm chờ chính đều chật cứng người tại các thời điểm này.

Các xe buýt BRT hoạt động liên tục từ 05:00h đến 22:00h hàng ngày và thời gian trung bình để đón 1 chuyến xe vào khoảng 5-10 phút. Thời gian trung bình khách hàng đi trên xe tuy chưa được thống kê chính xác nhưng đi từ Kim Mã tới bến xe Yên Nghĩa chỉ hết khoảng 45-60 phút. Nếu trung bình mỗi khách hàng di chuyển qua 3 điểm chờ thì thời gian trên xe sẽ là 15-20 phút. Với khoảng thời gian chờ như vậy, các quảng cáo ngoài trời thông qua banner, poster hay quảng cáo TVC qua màn hình lớn sẽ có hiệu quả truyền thông cao. Đặc biệt tới 3 đối tượng khách hàng: học sinh sinh viên, người lớn tuổi và nhân viên văn phòng.

Với ưu thế về số lượng người sử dụng, đối tượng sử dụng rõ ràng, đây thực sự là 1 kênh quảng cáo ngoài trời mới có nhiều tiềm năng.

Truyền thông qua kênh Nhà chờ và xe buýt nhanh BRT phục vụ 5 triệu lượt khách 1 năm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *